Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine
    Tin Việt Nam
Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Ho lâu sau cảm, cúm
Ho đứng hàng thứ năm trong các lý do khiến chúng ta đi tìm bác sĩ. Hàng năm người ở Mỹ tiêu hơn 600 triệu đô-la tiền thuốc ho.

 


Chúng ta đang trong mùa lạnh, mùa ho. Người bệnh ho, rồi bác sĩ cũng ho. Cứ như pháo nổ. Ho ngủ không được, ho trong chỗ làm ai nhìn cũng sợ (nhưng rồi vài ngày sau họ cũng phát ho, còn hơn cả mình!). Ho phát bực, rồi buồn cả bác sĩ sao không cho trụ sinh, không chích thuốc cho mau hết ho.




Ho được phân làm 3 loại tùy thời gian xảy ra bao lâu: ho cấp tính (acute cough), ho bán cấp tính (subacute cough) còn gọi là ho kéo dài (prolonged cough), và ho kinh niên (chronic cough). (Đi khám bệnh, bạn nhớ cho bác sĩ biết bạn ho đã bao lâu, để bác sĩ dễ định bệnh, nghĩ đến những nguyên nhân nào khiến bạn ho. Yếu tố thời gian bao giờ cũng quan trọng hàng đầu trong y khoa.)


Ho cấp tính kéo dài dưới 3 tuần, thường do một bệnh nhiễm đường hô hấp cấp tính (acute respiratory tract infection), như cảm, cúm mùa này. Thường, khi chúng ta bị cảm, cúm, chúng ta ho một hai tuần, nhưng những trường hợp cảm, cúm ho lai rai đến 3 tuần cũng không phải ít.


Ho bán cấp tính (ho kéo dài) là những trường hợp chúng ta tiếp tục ho đến 8 tuần lễ. Nếu không có triệu chứng gì quan trọng khác, và thăm khám kỹ cũng chẳng tìm thấy gì lạ lắm, thường ho bán cấp tính cũng gây do cảm, cúm.  Một số trường hợp cảm, cúm gây ho đến 7-8 tuần.


Ho kinh niên là những trường hợp ho trên 8 tuần. Ba nguyên nhân thường hay gây ho kinh niên là nước sau mũi chảy xuống cổ họng (postnasal drip, do viêm mũi, viêm các xoang quanh mũi), suyễn, và bệnh dội ngược bao tử – thực quản (gastro-esophageal reflux disease).


Bài này, chúng ta bàn về cái ho cứ tiếp tục làm phiền ta sau khi nhiễm cảm, cúm.


Nguyên nhâ


Cảm (cold) hay cúm (flu), do siêu vi, khiến đường hô hấp của chúng ta viêm, và ta ho. Cái ho do cảm, cúm lắm lúc kéo dài đến 2-3 tuần lễ. Thỉnh thoảng, ta còn tiếp tục ho lai rai lâu hơn nữa.


Đường hô hấp bị viêm do siêu vi cảm, cúm có khi nhiều tuần sau vẫn chưa lành, khiến các ống thở trở thành nhạy ứng hơn với những tác nhân gây ho bên ngoài, như khí lạnh, khói thuốc, ... Bình thường không sao, nay mới cảm, cứ hít tí khí lạnh, ngửi chút khói thuốc, ta lại ho.


Cảm, cúm cũng có thể khiến nước sau hốc mũi ta cứ chảy xuống họng một thời gian dài, khiến ta tiếp tục ho.


Chữa trị


Sự chữa trị ho cấp tính (dưới 3 tuần) và bán cấp tính (từ 3 đến 8 tuần) gây do cảm, cúm cần sự hiểu biết và kiên nhẫn của chúng ta.


Cái ho cấp tính do cảm, cúm có thể rất dữ trong 1-2 tuần đầu, liên miên khiến ta không ngủ được ban đêm, ban ngày cũng khó làm việc. Lúc ho đang dữ nhất như vậy, thuốc ho không giúp nhiều lắm, nhiều vị trong chúng ta nghĩ phải cần đến trụ sinh, hoặc chích thuốc. Nhưng khổ nỗi, trụ sinh không giúp gì cả, vì trụ sinh chỉ đánh được vi trùng (như trong các bệnh sưng phổi, viêm xoang quanh mũi, bệnh ho gà), còn cảm, cúm là bệnh do siêu vi. Việc dùng trụ sinh bừa đi, mong cho cái ho nó chóng bớt hoàn toàn không đúng, ngược lại còn có hại, vì thêm tốn kém, phải chịu những phản ứng phụ của thuốc, và làm các vi trùng trở thành kháng thuốc trụ sinh, khi sưng phổi hoặc viêm xoang quanh mũi thực sự xảy ra, ta phải đổi trụ sinh mới, đắt tiền hơn và có thể gây phản ứng phụ nhiều hơn. Còn thuốc chích, chẳng có thuốc chích nào giúp bớt ho. (Nếu bác sĩ đề nghị chích thuốc cho bạn để bạn mau bớt ho, bạn nên xin tên thuốc chích, và tham khảo trên Internet xem thuốc chích này có đúng để chữa ho khi bị cảm, cúm không. Thời buổi Internet, chúng ta kiểm chứng được việc làm đúng, sai của bác sĩ dễ dàng.)


Sau 1-2 tuần, thường cái ho do cảm, cúm sẽ hết hẳn, hoặc dịu bớt, sang thể bán cấp tính, kéo dài thêm một thời gian vài tuần nữa. Sự chữa trị trong giai đoạn bán cấp tính này cũng rất cần sự kiên nhẫn. Nếu ho ít, có vẻ như đang bớt dần, ta không cần chữa. Ho còn nhiều, tùy trường hợp, ta có thể thử dùng cách chữa ngăn nước sau mũi khỏi chảy xuống họng và/hoặc chữa như chữa suyễn (dùng các thuốc xịt làm dãn ống phổi, thuốc xịt atrovent, hoặc thuốc steroid). Trụ sinh trong giai đoạn này cũng không ăn thua gì, trừ khi có sưng phổi, viêm xoang xảy ra, hoặc có dấu chứng ta nghi do bệnh ho gà (sau 2 tuần vẫn còn ho từng cơn dữ đội, khi thở vào có tiếng rít đặc biệt của bệnh ho gà, ói mửa sau khi ho). Bác sĩ không nên dùng trụ sinh để làm vui lòng người bệnh, song ôn tồn giải thích cho người bệnh hiểu rõ cơ chế gây ho sau khi nhiễm cảm, cúm. CDC (Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh Hoa Kỳ) mới gửi đến các bác sĩ tài liệu để giúp các bác sĩ dễ giải thích cho người bệnh rằng cảm, cúm là bệnh do siêu vi, trụ sinh không chữa được. (Chắc họ cũng có ý nhắc ngầm các bác sĩ đừng dùng trụ sinh bừa bãi.)  


Ho vì cảm, cúm thường mau chóng hết, tuy có khi lai rai đến 7-8 tuần hay hơn (nếu vẫn khỏe, không nóng sốt, khó thở, bạn không nên hãi sợ sao ho lâu). Chúng ta chữa cái ho dây dưa do cảm, cúm với thuốc ho, thuốc ngăn nước mũi chảy xuống họng, hay các thuốc dùng chữa suyễn, và với sự kiên nhẫn.


Bác sĩ Nguyễn Văn Đức


8748 E. Valley Blvd., Ste H


Rosemead, CA 91770


Tel: (626) 288-3306


DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)
    Hàn Quốc: Bác sỹ cấp cao tại các bệnh viện lớn sẽ giảm thời gian làm việc (31-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Chăm sóc da khô mùa Ðông (05-09-2010)
    Củ Hành Tây và Bệnh Cúm (05-09-2010)
    Mệt Mỏi Kinh Niên (30-08-2010)
    Viêm Gan và Ung Thư Gan (30-08-2010)
    Dị ứng năm 2010 ( allergy season ) (28-08-2010)
    Dinh Dưỡng ở Tuổi Già (28-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153049214.